Hồ sơ
Phí Thị Kim Chung
Sơ yếu lý lịch
-
Quá trình học tập:
-Năm 1995-1998 học tại trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (khối chuyên Hóa), Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội. -Năm 1998-2003 theo học ngành công nghệ thực phẩm tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
-
Trình độ:
-Năm 2006, nhận bằng Thạc sỹ Khoa học Thực phẩm tại Đại học Khoa học Công nghệ quốc gia Bình Đông, Đài Loan. -Năm 2013, nhận bằng Tiến sỹ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Đại học Hannam, Hàn quốc
-
Kinh nghiệm làm việc:
Thực hiện các nghiên cứu về khả năng chống oxi hóa của các hợp chất thiên nhiên có trong rau củ quả; tách chiết, tinh chế các hợp chất thiên nhiên; tham gia giảng dạy tại trường Đại học
-
Công việc hiện tại:
Giảng dạy và nghiên cứu
-
Nơi làm việc:
Đại học Duy Tân, Đà Nẵng
-
Điều mà anh/ chị yêu thích nhất ở khoa học là gì?: Thỏa sức khám phá, đặt giả thiết về những điều chưa được sáng tỏ
-
Giới thiệu bản thân
Bình thường hiền nhưng khi nổi nóng cả nhà ai cũng sợ
-
Xem thêm
Vợ chồng tôi có một bé trai gần 3 tuổi và một cô con gái 9 tuổi, cả hai đều rất dễ thương. Thời gian rảnh rỗi tôi thường đưa con đi chơi. Chúng tôi sống ở thành phố Đà nẵng nên địa điểm yêu thích của cả nhà là bãi biển, nơi con trai bé thích nghịch cát còn con gái lớn thích nô đùa với sóng. Tôi thích nấu ăn, nghe nhạc, tập vẽ và tập thể thao để rèn luyện sức khỏe.
Đối với công việc nấu ăn, tôi thường phải cân bằng giữa yếu tố dinh dưỡng và ý thích của các thành viên trong gia đình. Ví dụ tôi muốn gia đình ăn cá thay thịt để tốt cho sức khỏe, nhưng con gái lớn không thích ăn cá, vì vậy tôi thử nấu cá với một ít kim chi là món ưa thích của cháu thì cháu lại thích. Ví dụ tương tự là việc khuyến khích các bé ăn nhiều rau. Bình thường cô con gái lớn không thích ăn rau nhưng tôi biết cháu ưa món ăn hình thức đẹp nên sau khi hấp rau tôi thường cuộn lại và trang trí đĩa rau đẹp mắt nên cháu thích ăn. Tôi luôn cố gắng để gia đình ăn những thức ăn dinh dưỡng nhưng cũng không hy sinh các món khoái khẩu. Các cháu bé thích ăn khoai tây chiên nên tôi thỉnh thoảng vẫn làm cho cháu nhưng dùng dầu oliu hay dầu dừa để chiên. Giống như nhiều người, tôi cũng lo lắng về tình trạng rau quả chứa nhiều dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vì vậy rất thích trồng rau, thả cá mà điều kiện chưa cho phép hichic.
Bên cạnh mối quan tâm đến khoa học và công nghệ, tôi cũng thường đọc các tài liệu về lịch sử trong nước và thế giới./.
-
Phần phỏng vấn
-
Điều gì hoặc ai là nguồn cảm hứng và động lực để anh/chị trở thành nhà khoa học?
Là bố mình
Môn học yêu thích của anh/chị là môn nào?
Môn sử, hóa, lý, và ngoại ngữ
Anh/chị đã từng gặp rắc rối gì khi còn đi học?
Hồi học tiểu học môn vẽ thường bị điểm thấp, có lẽ vì thế nên sau này rất thích vẽ. Từng ở 1 căn hộ mà mảng tường nào cũng bị tận dụng để vẽ và trang trí
Anh/chị thích ăn món gì nhất?
Món khoái khẩu nhiều lắm, còn món ngon nhất là ăn lúc bụng đang đói và thèm ăn
Nếu anh/chị có 3 điều ước dành cho riêng mình, anh chị sẽ ước gì? - Trả lời thành thật nhé!
1-Có sức khỏe thật tốt; 2-Độ tập trung cho công việc tốt; 3-Cân bằng tốt thời gian cho công việc và gia đình
-
-
Ảnh làm việc:
Tinh chất nghệ mà thành phần là các curcuminoids gồm 3 chất khác nhau curcumin, demethoxycurcumin và bisdemethoxycurcumin. Các em trông thấy có khác bột nghệ bình thường không? Tinh chế hỗn hợp curcuminoids để thu được 3 chất tinh khiết dùng sắc ký cột. Trước tiên phải đóng cột như hình ảnh trên. Chất màu trắng đựng trong cột thủy tinh là silica gel. Chiếc gậy quấn đầy dây chun trong ảnh dùng để gõ cho cột silica gel được đóng chặt và không còn lỗ rỗng nào. Giai đoạn tiếp theo là điền dung môi thích hợp vào cột như methanol, acetone… Hỗn hơp tinh chất nghệ đã hòa tan trong dung môi được cho vào cột. Các em có thể nhìn thấy sự thay đổi màu sắc theo chiều dài cột. Những bình tam giác phía dưới dùng để thu hồi các phân đoạn thu được trong quá trình tinh chế. Các phân đoạn này được rót vào bình cầu của máy cô quay chân không để thu hồi dung môi. Khi hỗn hợp chỉ còn lại một lượng nhỏ dung môi thì dừng lại và chuyển vào những lọ thủy tinh nhỏ không đạy nắp như trong hình, đợi dung môi bay hơi hết sẽ thu được chất tinh khiết. Số lọ thủy tinh ứng với số phân đoạn của quá trình tinh chế. Đây là lọ thủy tinh số 15, ứng với phân đoạn thứ 15. Chất này sau đó được xác định là demethoxycurcumin. Chất thu được ở phân đoạn đầu tiên là curcumin, khi mang đi kết tinh thì thu được tinh thể curcumin lấp lánh như thế này ^.^ Đây là phòng thí nghiệm nơi tôi làm việc ở Trung tâm Hóa tiên tiến, Trường Đại học Duy Tân. Còn đây là phòng làm việc tại Trung tâm.
Các bình luận của bạn